Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Thêm một vị trí xung yếu của Việt Nam sắp bị Trung Quốc kiểm soát?


Lê Anh Hùng | Việt Nam Thời Báo | 25.6.2018


Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bao phen dâu bể, hết nóng lại đến lạnh, hết thăng lại đến trầm, song có một thứ không bao giờ thay đổi – đó là dã tâm thôn tính dải đất hình chữ S của các bộ óc Đại Hán.
Trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại, lợi dụng triệt để xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cộng với sự ngây thơ đến mức khờ khạo (nếu không muốn nói là chủ tâm bán nước) của ban lãnh đạo CSVN qua sách lược “biến đối tượng thành đối tác”, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được một loạt vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng của Việt Nam trên khắp cả nước.
Mục đích của các ông chủ Trung Nam Hải là thiết lập những gọng kìm Đại Hán hòng siết chặt dải đất hình chữ S từ bốn phương tám hướng, khiến Việt Nam không thể cựa quậy (hoặc nếu cựa quậy được thì “chưa đánh đã thua”), rồi chờ cơ hội thuận lợi biến Việt Nam thành “một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Trung Hoa”.

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Mất bò mới lo làm chuồng


Lê Anh Hùng | VOA | 19.6.2018


Theo thông tin từ truyền thông nhà nước, ngày 29/5/2018 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Công Thương, UBND TP Đà Nẵng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa hệ thống truyền tải điện 500KV vào “Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.
Điện lực là một ngành kinh tế hạ tầng trọng yếu của bất kỳ quốc gia nào, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Hãy thử tưởng tượng Việt Nam mất điện trong một ngày xem: cả nền hành chính lẫn nền kinh tế quốc gia sẽ rơi vào cảnh đình trệ, thậm chí gần như bị tê liệt. Đối với một tỉnh hay một khu vực, ảnh hưởng do sự cố mất điện gây ra cũng tương tự.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Ba đặc khu, ba đại hiểm hoạ


Lê Anh Hùng | VOA | 9.6.2018


Suốt gần một tháng nay, Dự luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế Đặc biệt đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước. Chưa bao giờ một dự luật được chính phủ trình ra Quốc hội lại khiến công chúng Việt Nam phản đối mạnh mẽ và rộng khắp đến vậy.
Sự kiện này làm người ta nhớ lại bầu không khí phản đối trong các tầng lớp nhân dân đối với dự án Bauxite Tây Nguyên 10 năm trước. Và giống như lần trước, lý do khiến công chúng bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về ảnh hưởng của dự luật đối với an ninh quốc gia và tương lai giống nòi cũng chính là Trung Quốc, quốc gia láng giềng phương bắc to xác và xấu bụng của Việt Nam.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN HÀNH ĐỘNG CHỐNG HIỂM HOẠ TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC


LI KÊU GI TOÀN DÂN HÀNH ĐỘNG
CH
NG HIM HO TRUNG QUC XÂM LƯỢC

 

Kính thưa 97 triệu người Việt trong và ngoài nước!
Giặc Tàu Cộng đã và đang xâm chiếm nước ta trong một thế trận bao vây rộng khắp, từ chính trị đến kinh tế, từ thượng tầng xuống hạ tầng, từ đất liền tới biển đảo bằng các thủ đoạn quân sự, chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Về chính trị, ngoại giao: chúng dụ dỗ lãnh đạo nước ta ký vô số thoả thuận, thoả ước… kể từ Thỏa thuận Thành Đô tháng 9/1990 cho đến 19 văn kiện hợp tác trong chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình tháng 11/2017, trong đó có những văn kiện phản quốc, bán nước rõ ràng như “Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao” Việt - Trung tháng 1/2017 hay “Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây” tháng 11/2017.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong nguy hiểm thế nào?


Lê Anh Hùng 

Vân Phong là điểm cực đông của VN, nghĩa là nơi gần nhất với các căn cứ quân sự của TQ tại Trường Sa.
Với địa thế một bên là núi, một bên là biển và quốc lộ 1A là tuyến độc đạo nối liền giao thông Bắc - Nam, chỉ cần một lực lượng nhỏ là đủ sức chia cắt VN thành hai phần tại đây.
Từ Bắc Vân Phong chạy theo quốc lộ 26 chừng 130km là tới Tây Nguyên, nóc nhà Đông Dương. Cách đấy không xa là Campuchia, nơi đội quân nằm vùng của TQ đã túc trực và áp sát biên giới VN từ lâu.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Việt Nam có thể mất Phú Quốc như thế nào?


Lê Anh Hùng


Nhiều người cho rằng trong 3 đặc khu kinh tế tương lai thì Vân Đồn bất an nhất vì gần TQ nhất (chỉ chừng 100km) và Phú Quốc an toàn nhất, vì cách xa TQ hơn cả.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong khi Phú Quốc cách bờ biển Kiên Giang 46km, nó lại chỉ cách bờ biển Campuchia vỏn vẹn 26km. Tại đó, từ năm 2016, Phnom Penh đã cho Trung Quốc thuê 90km chiều dài bờ biển trong 99 năm để xây dựng căn cứ quân sự.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Trung Quốc xây thêm gần 800 tòa nhà, có thể chứa được 3 trung đoàn ở Trường Sa


Hồng Thuỷ  
(GDVN) - Tàu chiến, máy bay quân sự các nước đi qua khu vực Trường Sa đều bị Trung Quốc quấy rối với cái gọi là "vùng cảnh báo quân sự", nhưng không nước nào chấp nhận.
Reuters ngày 24/5 đưa tin, phân tích dữ liệu ảnh chụp vệ tinh 3 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa gồm Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập cho thấy, Bắc Kinh đã xây dựng thêm gần 800 tòa nhà, có thể là nơi lưu trú của 3 trung đoàn thủy quân lục chiến trong tương lai.
Riêng Xu Bi, cách bờ biển Trung Quốc 1200 km, bây giờ đã mọc lên gần 400 tòa nhà riêng biệt, nhiều nhất trong số 7 đảo nhân tạo.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Châu Á giữa mối lo từ du khách Trung Quốc

Phúc Duy 

Khách du lịch TQ ở Thái Lan
Các nước châu Á lo ngại du khách Trung Quốc dù mang đến lợi ích kinh tế nhưng lại đe dọa môi trường và trở thành công cụ chính trị.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới của LHQ, du khách Trung Quốc chi 258 tỉ USD (5,8 triệu tỉ đồng) trong năm 2017, chiếm 1/5 tổng doanh thu ngành du lịch toàn cầu. Tổng cộng 130,5 triệu người Trung Quốc du lịch nước ngoài, tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước.
Công cụ quyền lực mềm
Thế nhưng, chính phủ nhiều nước nhận thấy du khách Trung Quốc có nhiều hành vi kém văn minh, xả rác gây ô nhiễm môi trường. “Họ đi đến đâu là xả rác bừa bãi đến đó, bất chấp bị nhắc nhở nhiều lần”, một quan chức ngành du lịch Bali (Indonesia) nói với tờ The Nikkei Asian Review. Ngoài Bali, nơi nào thu hút nhiều du khách Trung Quốc đều gánh chịu hậu quả môi trường, như vịnh Maya (Thái Lan) và đảo Boracay (Philippines) đã bị đóng cửa 6 tháng để dọn rác. Còn ở CH Palau, du khách Trung Quốc gây ô nhiễm nghiêm trọng đến mức chính phủ phải hạn chế chuyến bay từ nước này.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Bán quặng rẻ cho Trung Quốc: Chuyện đau lòng


Thành Luân  
Khoáng sản là tài nguyên không thể tái tạo được, do đó phải bảo tồn, gìn giữ, nếu sử dụng thì phải sử dụng hữu ích.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam sang Trung Quốc đang rẻ hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu quặng sang các thị trường khác.
Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng quặng và các loại khoáng sản xuất khẩu 4 tháng qua đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 65,5 triệu USD. Bình quân, giá quặng xuất khẩu đạt 988.000 đồng/tấn.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Nghịch lý khách Trung Quốc: Số lượng nhiều, tiêu chẳng bao nhiêu


Hà Trang
PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết thời gian vừa qua chúng ta mới chỉ thu hút được dòng khách Trung Quốc hạng trung, đi theo tour giá rẻ với mức chi tiêu thấp.
Trước hàng loạt các vụ việc lùm xùm liên quan đến khách Trung Quốc như: tổ chức tour 0 đồng, hướng dẫn viên du lịch chui, mặc áo in hình bản đồ lưỡi bò… khi đi du lịch ở Việt Nam gây bức xúc dư luận, PGS. TS Phạm Trung Lương, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết, đây là hệ quả của việc tăng trưởng nóng mà chưa có sự giám sát chặt chẽ trong quản lý, hoạt động.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Trung Quốc lặng lẽ cài đặt tên lửa bất hợp pháp ở Trường Sa


HỒNG THỦY  
(GDVN) - Trung Quốc lắp đặt bất hợp pháp tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B là một bước leo thang đáng kể quân sự hóa Biển Đông.
Đài CNBC ngày 2/5 (3/5 giờ Hà Nội) đưa tin, Trung Quốc đã lặng lẽ cài đặt (bất hợp pháp) tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa phòng không trên 3 đảo nhân tạo họ xây dựng (trái phép) ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Động thái này cho phép Bắc Kinh tiếp tục tăng cường quân sự hóa và khả năng kiểm soát khu vực, theo các nguồn thạo tin từ báo cáo tình báo của Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Đô đốc Tư lệnh Mỹ: Chỉ có chiến tranh mới ngăn chặn được Trung Quốc


NEWSWEEK – Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Lực lượng các Hạm đội Hoa Kỳ nói với các nhà lập pháp rằng Trung Quốc đã đủ mạnh để thực hành các tuyên bố lãnh thổ rộng lớn trong vùng tranh chấp Biển Đông và chỉ xung đột vũ trang mới có thể ngăn chặn được điều này.
Đô đốc Hải quân Philip S. Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã gửi các bình luận bằng văn bản cho phiên điều trần của mình trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện hôm thứ Ba. Ông nói rằng sự hiện diện quân sự mở rộng của Trung Quốc, bao gồm các căn cứ đảo bí mật, trong vùng biển của Á Châu Thái Bình Dương đã cho Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tiến tới một sự thống trị của khu vực, nơi các nước như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cạnh tranh với biên giới hàng hải rộng lớn, tự tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Mục đích thật sự của 'Vành đai, Con đường' là gì?


Bình An 

TTO - Các chuyên gia Mỹ đánh giá "Vành đai, Con đường" không hướng tới cái mác "có lợi cho đôi bên" như Bắc Kinh tuyên bố, mà đó là công cụ để mở rộng ảnh hưởng chính trị và hiện diện quân sự của Trung Quốc.
"Vành đai, Con đường" - một sáng kiến hạ tầng mà theo Bắc Kinh là để thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế toàn cầu - thật ra là nhằm phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.
Đó là nhận định được nêu ra trong báo cáo ngày 17-4 của Trung tâm nghiên cứu quốc phòng cấp tiến (C4ADS). Đây là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên về phân tích dữ liệu và các vấn đề an ninh xuyên quốc gia có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ.

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Nhiều dãy phố lớn Nha Trang, Đà Nẵng rơi vào tay người Trung Quốc


Phạm Chi Lan   
"Gần đây, tôi vào Nha Trang, Đà Nẵng. Nhiều người làm việc trong các cơ quan chính quyền thừa nhận hàng dãy phố lớn ở đây rơi vào tay người Trung Quốc, bị người Trung Quốc mua...
... Nếu quyền sử dụng đất trở thành quyền tài sản của người sử dụng, được mua bán đàng hoàng sẽ không có chuyện người ta bán đất cho người nước ngoài. Bởi họ chỉ được thuê trong một thời hạn nhất định thì họ sẵn sàng bán đi khi được trả giá cao.

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai: Sao lại thuê tư vấn Trung Quốc?


Thành Luân  
Theo chuyên gia, Việt Nam đã có bài học tuyến Cát Linh-Hà Đông nên phải rút kinh nghiệm, điều khoản hợp đồng phải chặt chẽ.
Bộ Giao thông Vận tải vừa họp bàn về quy hoạch đầu kỳ tuyến đường sắt Hải Phòng- Hà Nội-Lào Cai.
Theo quy hoạch, đường sắt này sẽ tồn tại song song cả tuyến cũ và mới, đảm nhận vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Tuyến đường sắt Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai bắt đầu từ ga Lào Cai hiện tại, theo hướng Đông qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và kết thúc tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).